Giáo dục Mỹ - Nền tảng tư duy của một siêu cường quốc

Chuyên đề: Thông tin du học

Là một trong những quốc gia có lịch sử lập quốc ngắn nhất thế giới nhưng lại nhanh chóng vươn lên thành siêu cường quốc số 1 thế giới trong suốt gần một thế kỷ trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, khoa học công nghệ. Tất nhiên vị trí này không thể thay đổi trong một sớm một chiều.

Điều gì khiến một quốc gia non trẻ này làm nên điều thần kỳ đến như vậy? Trong các yếu tố làm nên kỳ tích đó, phải kể đến kết quả của chính sách đào tạo từ giáo dục.

Giáo dục đề khuyến khích bày tỏ quan điểm cá nhân

Sự khác biệt trong giáo dục của Mỹ so với một số quốc gia Châu Á tạo nên sự khác biệt trong tư duy của con người. Ta thấy ở một số trường học tại Châu Á luôn xuất hiện khẩu hiệu “ bớt tính cá nhân, tăng tính tập thể” thì văn hóa Mỹ lại khuyến khích sinh viên bày tỏ quan điểm cá nhân của mình trong bất cứ vấn đề nào, khuyến khích tự tư duy, tự làm chủ, nâng cao khả năng suy nghĩ độc lập trong khi các trường học ở châu Á vẫn dựa trên việc học thuộc lòng, nghe – giảng và ghi chép. Một điều chắc chắn rẳng, hệ thống giáo dục Mỹ luôn mang tính toàn diện và cạnh tranh cao.

Khuyến khích bày tỏ quan điểm cá nhân là phương pháp điển hình của giáo dục Mỹ​​​​​​

Lấy phương châm “ tự chủ - tự do” làm trọng tâm

Giáo dục Mỹ luôn đưa ra phương châm “tự chủ - tự do” làm trọng tâm tạo ra sự đa dạng về nhân tài, từ đó sinh ra sự phồn thịnh về thành quả cho nền kinh tế - xã hội Mỹ. Ở bất cứ giai đoạn nào nền giáo dục Mỹ cũng đặt yếu tố tự do lên hàng đầu dựa trên triết lý căn bản “con người là những thực thể khác nhau, có khả năng và tố chất khác nhau”. Vì vậy, không có một phương pháp và mô hình nào là duy nhất để xây dựng và phát triển con người, không ai có quyền thao túng, áp đặt và chỉ đạo chính sách giáo dục. Kết quả của sự tự do trong giáo dục là họ tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các trường, các bang với nhau với mục đích cuối cùng là xây dựng thành công con người phục vụ cho nước Mỹ. Nghĩa là từ môi trường giáo dục đó hướng đến việc đào tạo ra những con người tự do có thể dễ dành thích nghi với cuộc sống đang biến động hàng ngày, luôn sẵn sàng tìm cách tốt nhất để chiến thắng trong sự cạnh tranh toàn cầu.

>> 6 ưu thế vượt trội của nền giáo dục Mỹ

Học sinh, sinh viên Mỹ không bị bó buộc trong những cuốn sách “quốc định” hay theo một phương pháp mang tính khuôn khổ mà được tự do đưa ra những ý tưởng, quan điểm mang tính sáng tạo, giàu tính trải nghiệm, kích thích sự phát hiện và đưa ra tất cả suy nghĩ “xung quanh một vấn đề”.

“Tự do” gắn liền với “tôn trọng” và “trách nhiệm”

Tuy nhiên sự “tự do” của nền giáo dục Mỹ phải gắn liền với “tôn trọng” và trách nhiệm”, cái người Mỹ hướng tới là sự tự do về tư tưởng, quyền được bày tỏ quản điểm của bản thân nhưng vẫn tộn trọng ý kiến của người khác. Đó là điều mà các thầy cô luôn luôn nhắc nhở học trò của mình. Trong hoạt động giáo dục giáo viên chấm điểm học trò và học trò có quyền nhận xét, đánh giá chất lượng giáo viên, các cuộc tranh luận trong giời học việc nhận “tôi sai” hay “tôi không biết” là điều hết sức bình thường, điều đó không nhằm mục đích hạ bệ một ai mà nó chính là điều tiên quyết phát hiện ra những quan điểm mới mẻ hay những thiên tài mới.

>> Tìm hiểu về hệ thống giáo dục Mỹ

Mặt khác, tự do không phải chỉ phục vụ sở thích của mình mà chối bỏ những gì không thích, ngược lại phải sống có trách nhiệm, đầu tiên là với bản thân mình sau đó là với cộng đồng.

Giáo dục khuyến khích tư duy độc lập, phản biện

Một điều đặc biệt trong hệ thống giáo dục Mỹ chính là các trường học ở Mỹ luôn tự chủ trong hoạt động của trường, thậm chí giáo viên có quyền chọn lựa phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh mà mình phụ trách, thậm chí cùng một khối lớp cũng có những phương pháp truyền đạt khác nhau giữa các giáo viên. Ngay từ buổi đầu đi học giáo viên đã đã dạy trẻ cách quan sát, nhận xét, đánh giá sự việc theo từng góc nhìn cụ thể để trẻ hình thành sự nhạy cảm trong việc nhìn nhận sự việc, hiện tượng.

Bày tỏ tư duy độc lập, phản biện – phát huy tối đa khả năng tiềm tàng của người học

Người Mỹ giúp con em họ hiểu được rằng “ góc nhìn nào cũng có lý lẽ riêng” để con người thể hiện tư duy độc lập, đầy tính phản biện, cách hướng dẫn này giúp học sinh hiểu được việc “chọn cái gì” không quan trọng bằng việc “giải thích, chứng minh đó là lựa chọn tối ưu”. Đó là cách mà nền giáo dục Mỹ đào tạo ra những sản phẩm cân bằng giữa chủ quan vào khách quan, vừa tôn trọng ý kiến người khác vừa biết bảo vệ quan điểm của mình. Chính vì vậy mà chúng ta thấy rằng, người Mỹ đã, đang và sẽ đào tạo những học sinh, sinh viên có tư duy tự do, độc lập, tôn trọng trong ứng xử và kỷ cương khi trong làm việc.

Có thể thấy trong suốt chiều dài lịch sử Mỹ tạo nên những cú “hích” với những con số ấn tượng: 57.239 bằng sáng chế, chiếm ¼ tổng số bằng sáng chế của thế giới; luôn thống trị giải thưởng danh giá nhất hành tinh- Nobel với 350 nhà khoa học được tôn vinh; trong 100 trường đại học hàng đầu thế giới Mỹ chiếm 61 trường; nhiều năm dẫn đầu về số đầu sách xuất bản: 300.000 đầu sách/năm…Ngoài ra, Mỹ còn là cường quốc của thể thao, thủ phủ của các tập đoàn nổi tiếng thế giới như: Google, Amazon, Apple, Walmart, Facebook, Microsoft, Coca – Cola…

Những công dân tương lai của Mỹ luôn được định hình bởi giá trị cốt lõi là tự do đi kèm với tự chủ. Chính bởi những giá trị cốt lõi đó Mỹ luôn trụ vững ở vị trị của một siêu cường quốc và “giấc mơ Mỹ” đã, đang và sẽ là mục tiêu hướng tới của nhiều người ở mọi quốc gia trên thế giới.