WSU đã tạo tiền đề cho hành trình nghiên cứu khắp 7 châu lục

Chuyên đề: Thông tin du học

Washington State University là một trong những trường đại học hàng đầu nước Mỹ, tiên phong trong việc phát triển môi trường nghiên cứu chất lượng cũng như cấp nhiều học bổng du học Mỹ cho sinh viên quốc tế. Trong bài viết này, USIS Education đã phỏng vấn bạn Nguyễn Hoàng Nam, sinh viên xuất sắc ngành Kinh doanh quốc tế và Marketing tại Washington State University (WSU), sinh viên đầu tiên và duy nhất trong lịch sử 129 năm hình thành và phát triển của trường từng đặt chân du học trên cả 7 châu lục của thế giới cũng như hoàn thành 5 đề tài nghiên cứu, giành được 49 học bổng trong 4 năm theo học.

Chào Nam, Washington State University đã tạo điều kiện và mở ra con đường nghiên cứu ban đầu của bạn như thế nào?

Tại Washington State University, có 2 hình thức nghiên cứu chính dành cho sinh viên bậc đại học, một là sinh viên tham gia vào đề tài nghiên cứu lớn của một phòng thí nghiệm nào đó cùng với những giáo sư và nghiên cứu sinh thạc sĩ/tiến sĩ của phòng thí nghiệm đó, hai là sinh viên đề xuất ý tưởng nghiên cứu riêng và làm việc với người cố vấn chuyên biệt (thông thường là một giáo sư). Các đề tài nghiên cứu của mình thiên nhiều về hướng thứ hai, và giáo sư cố vấn giúp mình lên tiến trình làm việc, gặp mặt để giải đáp các thắc mắc, hỗ trợ và theo sát mình trong suốt quá trình nghiên cứu, cũng như khi nghiên cứu hoàn thành, mình nhận được sự hỗ trợ trong việc viết và xuất bản thành bài báo khoa học.

>>> Xem thêm: Những lý do nên chọn Washington State University (WSU) để du học Mỹ

Nam tại Đại học WSU
Nam thuyết trình nghiên cứu của mình tại Hội thảo Nghiên cứu tại Đại học Stanford

Đặc biệt, mình là sinh viên thuộc phân khoa danh dự (Honor College), nơi mà mình có thêm được rất nhiều cơ hội và sự hỗ trợ tuyệt vời. Tại đây, mình được tham gia các lớp học có sĩ số sinh viên chỉ tầm 15-20 người. Chương trình học bao gồm nhiều hoạt động học nhóm, tập trung phát triển khả năng lãnh đạo, sinh viên có thêm nguồn tài trợ học bổng từ phân khoa danh dự và có điều kiện truy cập vào nguồn tài nguyên lớn.

Về mảng nghiên cứu, mình được cho phép vào các lớp học lớn để thực hiện khảo sát. Thời gian gần đây, mình cũng tham gia hỗ trợ và trợ giảng cho một vài lớp học cho phân khoa danh dự. Văn phòng nghiên cứu dành cho sinh viên bậc đại học của trường (Office of Undergraduate Research) cung cấp các khóa học ngắn nhằm trang bị những kỹ năng nghiên cứu cần thiết cho sinh viên và các hoạt động chuyên sâu được tổ chức thường xuyên như peer mentorship (những bạn đã tham gia nghiên cứu sẽ hướng dẫn các bạn mới bắt đầu), research showcase (những bạn hiện đang có bài nghiên cứu sẽ tới thuyết trình, nhận phản hồi và tranh giải). Mình cũng nhận được thêm nhiều quỹ hỗ trợ cho các đề tài nghiên cứu, đi lại hay hỗ trợ từ các chương trình fellowship. Mình có cơ hội đi thuyết trình đề tài nghiên cứu của mình tại hơn 12 hội thảo nghiên cứu quốc gia và quốc tế, bao gồm các trường đại học lớn tại Mỹ như Havard University, Stanford University hay các hội thảo nghiên cứu trên thế giới như ở Đức, Úc.

>>> Xem thêm: Rộng đường sự nghiệp từ bệ phóng Washington State University (WSU)

Các đề tài nghiên cứu của bạn xoay quanh những chủ đề gì?

Đề tài nghiên cứu đầu tiên của mình xuất phát từ các trải nghiệm của mình khi đi du học tại 7 châu lục. Và WSU đã mang tới một môi trường đầy đủ, giàu hỗ trợ để mình phát triển niềm đam mê du học của bản thân. Trong suốt hành trình du học của mình, mình đã luôn thắc mắc rằng vì sao một số địa điểm du học lại là lựa chọn lí tưởng hơn các địa điểm khác, đâu là những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định điểm đến du học của sinh viên Mỹ. Vì thế, ngay sau khi trở về từ hành trình du học, mình đã bắt tay vào nghiên cứu cho đề tài này tại WSU. Khi có cơ hội đạt được nhiều học bổng và đi tới nhiều nơi, mình có thêm ý định giúp đỡ những cộng đồng đặc biệt trong khu vực. Vì vậy, một đề tài nghiên cứu khác của mình tập trung về tầm ảnh hưởng của các học bổng lên cộng đồng LGBTQ+.

Đề tài thứ 3 của mình được phát triển sau chuyến đi du học tại Nam Cực lần đầu tiên vào năm 2017, mình sau đó đề xuất một đề tài nghiên cứu về việc bằng cách nào mà một chuyến đi Nam Cực có thể ảnh hưởng đến tư duy và nhận thức của sinh viên về môi trường. Tháng 12 năm nay, mình sẽ quay lại Nam Cực lần thứ 2 để tiếp tục bài nghiên cứu này.

>>> Xem thêm: 4 chất liệu sẽ mang đến bạn bức tranh đời sống sinh viên sống động tại WSU

Nam và đồng nghiệp tại Nam Cực
Nam trong chương trình thám hiểm và nghiên cứu tại Nam Cực năm 2017, xa xa là con tàu Akademik Ioffe đã mang Nam và đồng nghiệp đến Nam Cực.

Ngoài các bài nghiên cứu cá nhân, mình cũng có tham gia làm trợ lý nghiên cứu cho các chương trình và phòng nghiên cứu của các giáo sư. Gần đây, mình tham gia chương trình Aspiring Teacher Leadership and Success (ATLAS), chương trình được Bộ giáo dục Mỹ tài trợ 1,1 triệu đô la nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của sinh viên liên quan tới duy trì tỉ lệ tốt nghiệp, cải tiến môi trường học tập, và nhiệm vụ của mình là trợ lý cho các hoạt động nghiên cứu của chương trình như: xem xét tài liệu, thu thập và phân tích dữ liệu, lên kế hoạch cho các buổi thử nghiệm,… Tại WSU, mình cũng là trợ lý nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm về cá tính, tâm lý và đánh giá, nơi mà mình có dịp tham gia nghiên cứu về cấu trúc và quy trình nhân cách cơ bản (ví dụ: tính khí, niềm tin, mục tiêu, v.v.), cách đo lường chúng để hiểu hơn về góp phần của chúng đối với hoạt động của nhân cách và các hội chứng lâm sàng như trầm cảm. Phòng nghiên cứu cũng tập trung khám phá về việc phát triển các phương pháp mới để đánh giá tính cách và khái niệm hóa các trường hợp lâm sàng thông qua việc áp dụng những tiến bộ trong lý thuyết nhận thức xã hội.

Washington State University đang có những kế hoạch phát triển ra sao cho con đường nghiên cứu của sinh viên?

Mục tiêu của WSU trong những năm tới là được công nhận trở thành một trong 25 trường đại học nghiên cứu công lập hàng đầu tại Mỹ, tập trung vào nghiên cứu và khám phá, cũng như trong đào tạo và giảng dạy. Sáng kiến DriveTo25 là chương trình trọng điểm hiện tại để giúp WSU đạt được mục tiêu đó. Chính vì vậy, trường đã và đang có rất nhiều hoạt động cho sáng kiến này.

Nam cùng các sinh viên khác tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo Sinh viên Toàn cầu
Nam cùng các sinh viên khác tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo Sinh viên Toàn cầu, nơi mà anh là sinh viên duy nhất trên toàn quốc được trao giải Lãnh đạo Sinh viên Toàn cầu từ tổ chức Diversity Abroad

Có thể kể tới việc nâng cấp và trang bị đầy đủ các thiết bị cho những phòng nghiên cứu, khuyến khích sinh viên trong trường tham gia vào nghiên cứu bằng cách giáo sư sẽ làm việc nhiều hơn với các sinh viên đại học, có thêm các nguồn quỹ để trả lương cho sinh viên khi nghiên cứu. Ngoài ra, trường cũng tập trung phát triển các mảng khác như các hoạt động thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp (mới đây WSU được ghi nhận là một trong những Viện nghiên cứu có đóng góp hàng đầu trong lĩnh vực khởi nghiệp trên toàn thế giới), kết nối với nhiều trường đại học trên toàn cầu để mở ra nhiều chương trình trao đổi sinh viên, các cơ hội học bổng để sinh viên đi du học nhiều hơn,…

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm săn học bổng du học Mỹ theo từng bước

Là sinh viên người Việt đạt kỉ lục đi du học tại 7 châu lục tại WSU, bạn có những câu chuyện đáng nhớ nào trong hành trình này?

Ước mơ của mình là được trải nghiệm thế giới đa quốc gia và đa văn hóa để mở mang tầm hiểu biết. Từ ước mơ này, mình đặt mục tiêu tại sao không đi du học tại 7 châu lục trên thế giới? Mình tận dụng mọi cơ hội và chương trình có thể để được đi du học. Khi tìm được các chương trình phù hợp, mình sẽ nộp đơn và kiếm học bổng từ nhiều nguồn khác nhau sao cho đủ kinh phí để tham gia chương trình đó.

Nam cùng các nghiên cứu sinh khác tại Đại hội Thế giới về Nghiên cứu Đại học (World CUR 2019), được tổ chức tại Oldenburg, Đức
Nam cùng các nghiên cứu sinh khác tại Đại hội Thế giới về Nghiên cứu Đại học (World CUR 2019), được tổ chức tại Oldenburg, Đức

Ban đầu, mình cảm tưởng rằng du học Nam Cực là điều không thể. Mình tích cực tìm kiếm trên mạng về tất cả mọi cơ hội và khả năng có thể mang mình đến với châu lục lạnh giá xa xôi này. Và mình đã được nhận vào chương trình có tên Nam Cực: tác động của con người đến hệ sinh thái mong manh (Antartica: Human Impact on a Fragile Ecosystem). Chương trình này là sự cộng tác từ các trường đại học của Mỹ, New Zealand và Viện nghiên cứu Nam Cực học tại Đại học Canterbury, New Zealand. Mình và những người trong đoàn đã lên tàu nghiên cứu Akademik Ioffe của Nga, được vận hành bởi nhóm thám hiểm Canada và vượt qua Eo biển Drake (Drake Passage) là eo biển phân cách 2 lục địa Nam Mỹ và châu Nam Cực và cũng là một trong những eo biển động mạnh và nguy hiểm nhất trên thế giới. Để đến được Nam Cực mất khoảng 3 ngày. Bạn có thể xem chi tiết về chương trình của mình tại đây.

Chương trình bao gồm 2 phần: lớp học trực tuyến trong suốt mùa thu và chuyến đi đến Nam Cực trong 2 tuần vào tháng 12 (mùa đông ở Mỹ và là mùa hè ở Nam Cực). Với khóa học trực tuyến, chúng mình học theo hình thức webinar, mỗi tuần sẽ có những giáo sư, khoa học gia, chuyên gia thuyết trình về một chủ đề liên quan đến Nam Cực. Với chuyến đi thực địa đến Nam Cực, ban ngày, mình được đưa tới các hòn đảo của châu Nam Cực để quan sát, thực nghiệm và thu thập dữ liệu, cuối ngày mình lại lên tàu và sinh hoạt trên tàu. Được biết đến là lục địa lạnh giá nhất, khô hạn nhất, yên tĩnh nhất với gió mạnh nhất trên Trái Đất, Nam Cực là một trong những vùng đất hoang dã lớn nhất trên địa cầu chưa được khám phá với vô vàn những bí ẩn nằm sâu dưới lớp băng dày. Vì thế, sự sống hoang dã và thiên nhiên hùng vĩ tại Nam Cực đã để lại trong mình một ấn tượng vô cùng đặc biệt.

Hay khi đi du học tại Hàn Quốc, mình đã được tới thăm khu đình chiến giữa Hàn Quốc và Triều Tiên và đặt chân lên biên giới nơi đây. Mình cũng có những kỉ niệm không thể nào quên như đi lạc giữa đêm khi vừa đặt chân tới Ý hay những lần giao tiếp còn vụng về với chủ nhà tại Đức.

Theo Nam, tính cách nào ở bản thân nổi trội để bạn có được những thành công trong học tập?

Đầu tiên, đó là sự kiên trì. Mình có được tổng cộng 49 học bổng cho tới nay nhưng số lượng đơn mà mình nộp lên tới hàng trăm và có rất nhiều thất bại, từ chối. Mỗi lần như vậy, mặc dù thất vọng, mình phải thú nhận là mình tiến bộ hơn rất nhiều, từ tính cách cho tới kĩ năng. Mình học được cách viết luận tốt hơn, cách thuyết phục rõ ràng hơn, cách kể chuyện cuốn hút hơn. Dần dần luyện tập như vậy, xác suất để thành công cho các cơ hội sau càng cao. Mình luôn tự nhủ rằng có thể mình không phải là người giỏi nhất nhưng nếu mình kiên trì, mình sẽ có những cơ hội tuyệt vời nhất.  

Nam cùng các nghiên cứu sinh khác tại Washington State University
Nam cùng các nghiên cứu sinh khác tại Washington State University

Tính cách thứ hai mình đề cao đó là sự đồng cảm, thấu hiểu. Kể từ khi được đi tới nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, mình trở nên nhạy cảm và hiểu biết hơn. Theo mình, không có đúng hoặc sai giữa những nền văn hóa mà chỉ là sự khác biệt, và chúng ta phải tôn trọng sự khác biệt đó. Sự khác biệt tới từ các môi trường sống khác nhau, các hành trình khác nhau của mỗi người và mình luôn tìm ra được những điểm tốt đẹp từ những sự khác biệt đó. Chính sự khác biệt này đã khiến cho những nền văn hóa trở nên thật đặc biệt. Đây cũng là một trong những tính cách cần thiết cho khả năng lãnh đạo. Khi người lãnh đạo có sự đồng cảm, họ sẽ giải quyết vấn đề tốt hơn và quản lí đội nhóm dễ dàng hơn.

Cuối cùng, bạn có thể chia sẻ với đọc giả USIS Education một vài trang web hữu ích cho công việc nghiên cứu và tìm kiếm cơ hội du học Mỹ?

Về nghiên cứu, National Science Foundation là trang web vô cùng bổ ích của chính phủ Mỹ - chuyên cung cấp các dữ liệu, đề tài nghiên cứu theo các mục rõ ràng, các học bổng, giải thưởng mà sinh viên quốc tế cũng có cơ hội tham gia. Trong khi đó, Pathway to Science là kênh thông tin và cơ hội về các chương trình nghiên cứu, thực tập hưởng lương, học bổng về khoa học cho mọi đối tượng từ học sinh cấp 3, đại học, sau đại học và sau tiến sĩ.  

Nam được chọn mang cờ hiệu, đại diện cho Phân khoa Danh dự và dẫn đầu tất cả các  sinh viên khác tiến vào lễ đài trong Lễ Tốt Nghiệp
Nam được chọn mang cờ hiệu, đại diện cho Phân khoa Danh dự và dẫn đầu tất cả các  sinh viên khác tiến vào lễ đài trong Lễ Tốt Nghiệp

Ngoài ra, mình cũng tận dụng LinkedIn để tìm kiếm cơ hội, còn các học bổng thì mình tìm đến trang scholarships.com. Với mình, việc tìm kiếm học bổng là một cách để thư giãn. Những lúc rảnh rỗi, mình sẽ tìm kiếm google các từ khóa như opportunity, scholarship for…, và mình đánh dấu lại. Mình cũng tổng hợp danh sách học bổng thành 1 file và liệt kê theo thứ tự thời gian để dễ theo dõi.

Bên cạnh đó, mình còn tham gia làm đại sứ cho Cơ quan trao đổi hàn lâm của Cộng hòa Liên bang Đức (DAAD) để quảng bá cơ hội du học tại Đức tới nhiều bạn sinh viên. Cụ thể, DAAD có rất nhiều chương trình trao đổi cho sinh viên tới Đức với chi phí được hỗ trợ toàn bộ để các bạn ấy tham quan các phòng nghiên cứu hàng đầu tại các trường đại học ở đây, tìm hiểu và trải nghiệm văn hóa Đức, và giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn để cân nhắc tới cơ hội du học Đức.

Cảm ơn Nam về những chia sẻ bổ ích về hành trình du học Mỹ đầy lý thú và cảm hứng. USIS Education chúc bạn đạt được nhiều thành tựu và những đóng góp ý nghĩa trong tương lai.

HỘI THẢO HÀNH TRANG DU HỌC MỸ - KHÁM PHÁ WSU

"Luôn có cách để biến giấc mơ trở thành hiện thực", và học bổng lên đến $12.000 USD dành cho du học sinh của Washington State University mà USIS Education sắp chia sẻ ngay sau đây sẽ hiện thực hóa giấc mơ du học của bạn.

 Tham gia sự kiện Hành trang du học Mỹ - Khám phá Washington State University sẽ giúp các bạn nắm rõ các hồ sơ, thủ tục, điều kiện cần thiết để nhập học Washington State University. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn du học Mỹ sẽ giải đáp cặn kẽ, giải tỏa mọi mối quan tâm lo lắng của quí vị bạn đọc.

Thông tin học bổng

  • Học bổng $4000 USD/ năm
  • Tổng giá trị học bổng cho mỗi sinh viên lên tới $12.000 USD.

Đặc biệt, ngày 19/06/2019, Mr. Brett Prim - Marketing and Recruitment Manager INTO WSU sẽ cùng những chuyên gia USIS Education sẽ hướng dẫn, giải đáp cụ thể cho các em học sinh và phụ huynh quan tâm.

Đăng ký tham gia hội thảo tại đây.