“Lạ đời” như giáo dục Mỹ

Chuyên đề: Thông tin du học

Nhắc đến giáo dục người ta thường nghĩ đến những nguyên tắc, những chuẩn mực được qui định sẵn. So với nhiều quốc gia khác trên thế giới, giáo dục Mỹ luôn có những sự “lạ lùng” không phải ai mới tiếp xúc cũng có thể quen ngay được. Vậy, những cái lạ đời đó là gì?

Trẻ em Mỹ không cần tới trường

Không cần ở đây không đồng nghĩa với việc không cần học, mà trẻ em có thể học ở nhà, theo chế độ được gọi là homschooling (học tại gia). Điều này cho phép cha mẹ tự giáo dục con cái của mình thay vì cho chúng tới trường mà không yêu cầu có chứng chỉ đặc biệt. Người Mỹ luôn cho rẳng, không nên tiếp nhận kiến thức một cách thụ động trong những lúc đến trường mà nên để trẻ em phát huy tính tự lập, chủ động trong cả 365 ngày.

Đa số các gia đình không sử dụng các tài liệu hướng dẫn hay chương trình giảng dạy chính thức, mà chủ yếu căn cứ và thiên hướng và phong cách cá nhân của trẻ em để áp dụng những phương pháp phù hợp. Trong trường hợp sử dụng tài liệu thời gian học tập cũng không kéo dài quá vài tiếng đồng hồ, thời gian còn lại dùng để du lịch, tham quan, đọc sách, tham gia hoạt động từ thiện…

Chương trình học không thống nhất

Tại Mỹ chương trình học của các trường phổ thông không chỉ khác nhau tùy từng bang mà còn khác giữa từng vùng, từng quận, thậm chí tùy từng trường. Tùy thuộc vào từng lớp giáo viên cũng có những phương pháp giáo dục khác nhau. Vì không theo một giáo trình thống nhất nên trình độ của học sinh khi tốt nghiệp trung học cũng rất khác nhau. Nhưng họ có có một điểm chung là rất tự tin. Đó là kết quả của một triết lý giáo dục mang tính dân chủ.

>> 6 ưu thế vượt trội của nền giáo dục Mỹ

Nếu một số quốc gia việc chấm điểm nhằm xếp loại học sinh và đáng giá giáo viên, thì ở Mỹ việc chấm điểm là vấn đề tế nhị, thường là giữ kín. Nó là cơ sở để học sinh tự biết mình và để giáo viên điều chỉnh phương pháp giáo dục với từng học sinh. Nhà trường Mỹ luôn cố gắng để học sinh không cảm thấy thua kém bạn bè. Có thể nói, nhà trường ở Mỹ là nhà trường không nhằm mục đích thi cử.

Các trường phổ thông của Mỹ không có sách giáo khoa chung trong cả nước

Chuyện ngược đời thứ ba là các trường phổ thông của Mỹ không có sách giáo khoa chung trong cả nước. Việc lựa chọn các loại sách để dạy trong nhà trường thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên trách địa phương và nhà trường, nhưng vai trò cá nhân của giáo viên và ý kiến của phụ huynh cũng rất quan trọng.

Nhà trường được xem như doanh nghiệp

Ở Mỹ  trường học như một doanh nghiệp đang tồn tại như một cái gì đó hết sức tự nhiên. Trong khi một số quốc gia còn đang gây tranh cãi về vấn đề này.

Học tập tại Mỹ không có đầu vào vì học quan niệm rằng: học tập là quyền chính đáng của mọi người, mặc dù xuất phát điểm có thể khác nhau. Nhờ vậy, tất cả những ai có chí đều có thể có cơ hội, ngược lại quốc gia cũng không bỏ phí nhân tài. Nhưng muốn học, phải trả tiền. Khi anh bỏ tiền để mua kiến thức, anh sẽ có ý thức về việc học tập hơn.

Nói vậy, nhưng việc đăng ký học cũng không phải hoàn toàn chỉ có chuyện tiền nong. Một số trường nổi tiếng khá kén chọn sinh viên. Một số bang cũng ưu tiên nhận sinh viên từ bang mình. Còn đối với sinh viên nước ngoài, điểm thi tiếng Anh (TOEFL) đặc biệt quan trọng. Việc học tập ở Mỹ rất tốn kém. Nhưng nó cũng rất xứng đáng với những gì bạn bỏ ra.

Chuy​ện lạ đời cuối cùng  

là bất chấp những chuyện lạ đời vừa kể giáo dục Mỹ vẫn có chất lượng cao nhất thế giới. Bằng chứng là họ kinh doanh giỏi nhất, nghiên cứu khoa học giỏi nhất, đóng phim giỏi nhất, chơi đàn giỏi nhất, hát hay nhất, chơi thể thao giỏi nhất, và ngay cả trong văn học cũng là một trong những nước có nhiều nhà văn đoạt giải Nobel nhất.

Xem thêm:  Hình ảnh nữ giáo sư Mỹ vừa giảng bài vừa địu con giùm sinh viên