Kinh nghiệm từng trải của du học sinh người Việt rạng danh trên đất Mỹ

Chuyên đề: Cuộc sống du học

Những con người trở nên xuất chúng đều luôn có một khoảng thời gian trầm mặc. Khi bạn đi du học có lẽ bạn phải chuẩn bị trước cho mình một tâm thái thoải mái, lạc quan để tránh những khoảng lặng đen tối như vậy. Nhưng sau mùa mưa mới thấy được cầu vồng.

Một cựu học sinh trường ĐH Texas - tiến sĩ Phan Minh Liêm đã chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân khi du học Mỹ sau khi được 4 lần được xứng tên trên bức tường danh dự của Viện ung thư MD Anderson của Mỹ. Anh chính là biểu tượng của du học sinh Việt Nam tại Mỹ với nghiên cứu thành công vang dội gene tiêu diệt tế bào ung thư. Hãy cùng USIS Education lắng nghe tâm sự của anh.

1. Giấc mơ du học Mỹ và con đường phía trước

Mình tên là Phan Minh Liêm quê ở Khánh Hòa. Mình sống ở một thành phố luôn xúc tiến sự khát khao và khả năng trí tuệ của mỗi người dân Việt Nam. Chính vì thế, năm 1998, mình giành được một suất học bổng của tổ chức Soleil Francophone sang Pháp để học chương trình lớp 10. Nhưng ngay khi học ở đất nước xa hoa này, mình nhận ra đam mê của mình với những thí nghiệm môn sinh học. Ngay lập tức, mình hướng mục tiêu thi đỗ vào trường Đại học Khoa học tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh ngành công nghệ sinh học nhằm thỏa mãn đam mê. Một lý do khác là mình muốn tìm kiếm một cơ hội khác để thực hiện giấc mơ của mình qua các hoạt động phong trào nghiên cứu khoa học và đóng góp cho cộng đồng.

>>> Xem thêm: Nữ Sinh Việt Đầu Tiên Đạt Điểm Act Tuyệt Đối Từ Chối Trường Ivy League “Đình Đám”

May mắn cuối cùng cũng ghé thăm mình vào năm 2005 khi mình được Quỹ giáo dục VN (VEF) trao cho học bổng nghiên cứu sinh tiến sĩ khi đang học năm 3. Mình khăn gói lên đường đến Mỹ để tiếp tục hành trình thực hiện giấc mơ du học Mỹ của mình.

Tiến sĩ Pham Minh Liêm tại phòng thí nghiệm
Phan Minh Liêm với giấc mộng du học Mỹ

Ở Mỹ, mình thực hiện cả ngày lẫn đêm hơn 15 công trình nghiên cứu xuất bản cùng với những người bạn cộng sự trên mặt báo về ung thư, công nghệ sinh học uy tín và có chuyên môn như Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ (Proceedings of The National Academy of Sciences), hay Viện ung thư quốc gia Mỹ (Journal of National Cancer Institute). Mình cũng rất vinh dự khi nằm trong Chủ tịch Hội sinh viên của ĐH Texas (Viện Anderson). Nhưng chắc chắn, cũng vì những thành tích này mà mọi người suy nghĩ mình rất vinh quang. Thực ra, đằng sau những ánh hào quang ấy cũng có rất nhiều khó khăn trăn trở.

2. Khó khăn chồng chất khó khăn khi du học Mỹ

Không quá khó để mọi người nhận ra rằng, trong lịch sử 73 năm khi viện Anderson được thành lập thì mình là người đầu tiên và là sinh viên quốc tế duy nhất được bầu vào vị trí chủ tịch. Mình giống như một thủ lĩnh, người dẫn đầu và là tấm gương cho rất nhiều du học sinh Mỹ khác tại ĐH Texas. Nhưng đằng sau đó là những gian khổ ít ai biết được.

Mình trước khi qua Mỹ cũng bỡ ngỡ như bao bạn sinh viên, thậm chí còn tệ hơn thế, dù mình đã chuẩn bị tinh thần và kiến thức từ rất lâu. Nhưng khi bước đến viện Andersen mình vẫn bị choáng ngợp, bị sốc văn hóa theo đúng nghĩa đen. Mình khổ cực chạy nơi này đến nơi khác chỉ để kiếm chỗ photocopy hay thương lượng với Công ty thực phẩm để giảm giá cho các bạn sinh viên. Đó là một trong những khó khăn rất nhỏ mà sau này mình đã làm quen và thích nghi. Sinh viên tại Houston có những lúc khá thân thiện, có những lúc lại không. Vậy nên, khi mình làm chủ tịch Hội sinh viên mình đã tổ chức tuần lễ tham quan dành cho các du học sinh Mỹ. Điều này giúp mọi người gần gũi và có cơ hội giao lưu gặp gỡ nhiều hơn. Đối với mình, khó khăn sinh ra chính là để du học sinh Mỹ tự tìm cách vượt lên chính bản thân mình.

Tiến sĩ Pham Minh Liêm chia sẻ với các bạn du học sinh
1.2 Du học có những lúc sẽ chán chường, thất vọng về bản thân

3. Một lòng hướng về xứ sở

Dù mình đi đến đâu, đến Pháp hay bây giờ hiện tại ở Mỹ, mình vẫn luôn nhớ những đòn bánh chưng, bánh tét giúp gia đình đoàn viên, quây quần bên nhau. Nếu như trước đó, mình có nói chặn đường du học là một chặng đường cần nhiều khoảng lặng để thúc đẩy nguồn năng lượng bên trong mình, giúp bứt phá giới hạn thì nó cũng là những ngày xót xa, những ngày âm thầm nhớ quê hương tổ quốc. Nỗi nhớ này da diết khiến mình ngậm ngùi rất lâu mới thoát ra được.

Thật kì lạ là khi mình được đăng ký bản quyền tại Viện Anderson, có trụ sở tại Houston, Texas, Mỹ về công trình nghiên cứu gen tiêu diệt tế bào ung thư cùng 30 nhà khoa học các nước, mình thấy thật tự hào vì là người Việt Nam. Giấc mơ du học của mình đã khẳng định bản lĩnh của chính mình, đồng thời khẳng định trí tuệ Việt trên bản đồ trí tuệ thế giới khi cùng lúc đạt được danh hiệu học giả Sylvan Rodriguez dành cho các nhà khoa học xuất sắc có những đóng góp to lớn cho cộng đồng

Tiến sĩ Pham Minh Liêm chia sẻ với tại hội thảo
Lòng yêu nước nồng nàn trong từng suy nghĩ, trăn trở, suy tư

Trong công trình nghiên cứu này mình phát hiện ra một gen kháng ung thư quan trọng và có khả năng tiêu diệt những tế bào ung thư, giúp đảo lộn quá trình chuyển hóa năng lượng của khối u trong cơ thể người bệnh. Nhớ lại những ngày đầu vừa khó khăn vừa vui vẻ thực hiện giấc mơ du học Mỹ của mình. Mình hy vọng trong tương lai sẽ có nhiều cống hiến cho đất nước, cho tương lai, cho nhân loại.

>>> Xem thêm: Các Giáo Sư Gốc Việt Lừng Danh Trong Làng Y Khoa Của Xứ Sở Cờ Hoa

Chắc chắn mỗi chúng ta ai cũng ấp ủ trong mình một giấc mơ du học Mỹ - du học đến miền đất hứa của những con người khao khát sức mạnh trí thức. Có thể, chúng ta không bao giờ có thể được trở thành một nhà khoa học xuất sắc, ưu tú trong lĩnh vực ung thư. Nhưng dù thế nào, USIS Education mong các bạn hãy nhớ khi bạn thành công nơi xứ người, tức là bạn cũng đóng góp một phần công sức của mình vào hành trình người Việt bước ra biển lớn, sánh vai với các cường quốc năm châu.